Máy thổi chai thủy tinh

Chai lọ thủy tinh

Chai lọ thủy tinh hay hũ thủy tinh là những sản phẩm chúng ta sử dụng thường xuyên hàng ngày để đựng thực phẩm, đồ uống, thức ăn,… Những ít ai biết, để có được những sản phẩm đó phải trải qua máy thổi chai thủy tinh với công đoạn nghiêm ngặt, đạt chuẩn để ra được một sản phẩm. Hãy cùng Công ty Phúc An tìm hiểu quy trình sản xuất chai lọ thủy tinh theo hướng công nghiệp hiện nay.

Chai lọ thủy tinh
Chai lọ thủy tinh

Từ vài chục ngàn năm trước đây, xuất phát từ thời kì đồ đá nguồn gốc tự nhiên từ các dung nham núi lửa phun trào ra kết tinh lại đá thủy tinh. Việc sản xuất thủy tinh bắt nguồn từ Ai Cập vài ngàn năm trước công nguyên được lấy từ nguyên liệu đá thủy tinh. Sau quá trình biến đổi và phát triển thủy tinh được làm từ nguyên liệu sẵn có hơn từ thủy tinh soda. Thủy tinh từ thuở sơ khai còn màu xanh lá bởi những tạp chất ban đầu từ trong cát con người chưa tinh lọc được nó.

Trước đây, thời kì ban đầu sản xuất thủy tinh con người dùng ống thổi thủy tinh cho sản các sản phẩm thủ công đồ dùng, ngày nay, với công nghệ hiện đại hơn con người ngày càng dựa vào máy móc là chủ yếu, Nên ngành công nghệ sản xuất thủy tinh cũng được hiện đại theo xu thế với máy thổi chai thủy tinh và dây chuyền sản xuất hoàn toàn tự động.

Nguyên liệu cần thiết để thổi chai thủy tinh

Thời gian đầu, thủy tinh được làm một cách thủ công nhưng ngày nay chúng gần như được làm tự động hóa hoàn toàn. Xét về thành phần hóa học, thuỷ tinh thường bao gồm 75 – 80% SiO2. Để tạo nên những chiếc chai lọ thủy tinh phải trải qua những công đoạn sau:

Việc đầu tiên phải làm trong quy trình sản xuất chai lọ thủy tinh là chuẩn bị nguyên liệu cát silica hay còn gọi là cát thạch anh). Cát phải đảm bảo sạch và không lẫn sắt, sẽ giúp thủy tinh trong hơn. Nếu lẫn sắt trong cát thì lọ thủy tinh thành phẩm sẽ có màu xanh lục. Nếu không có nguyên liệu cát sạch, người thợ sản xuất có thể điều chỉnh hiệu ứng màu sắc của thủy tinh bằng cách bổ sung thêm thành phần hóa chất mangan điôxít.

Bước thứ hai trong quy trình sản xuất là bổ sung Canxi ôxít (CaO) và natri cacbonat (NANCO3) vào cát. Natri cacbonat (soda) có tác dụng làm hạ nhiệt độ xuống mức cần thiết để thuận tiện cho quá trình chế tạo thủy tinh. Tuy nhiên, chất này lại có tác dụng phụ là khiến thủy tinh có thể bị thấm nước. Vì vậy, canxi ôxít hoặc vôi sống được bổ sung vào quy trình này để khắc phục nhược điểm đó. Ôxít trong nhôm hoặc magiê cũng có thể được cho thêm, giúp chai lọ thủy tinh bền hơn. Thông thường, các chất phụ gia này bị hạn chế và chiếm tối đa 26% – 30% hợp chất thủy tinh.

Tiếp đến, một số chất hóa học khác cũng được bổ sung để cải thiện đặc tính của thủy tinh tùy theo mục đích sử dụng. Đối với chai lọ thủy tinh dùng để trang trí, hợp chất được bổ sung thêm chính chì ôxít, tạo nên sự lấp lánh cho thủy tinh pha lê, đồng thời cũng tạo nên độ mềm dẻo giúp quá trình cắt gọt trở nên dễ dàng và hạ thấp nhiệt độ nóng chảy. Còn đối với loại thủy tinh dùng làm mắt kính, người ta thường bổ sung thêm lantan ôxít, bởi nó có tính khúc xạ và sắt trong hợp chất có khả năng hấp thụ nhiệt.

Chất hóa học tạo màu sẽ được bổ sung tùy theo ý muốn và mục đích sử dụng. Mùn sắt trong cát thạch anh khiến cho thủy tinh có màu xanh lục. Bởi vậy, ôxít sắt hoặc ôxít đồng được bổ sung thêm nhằm tăng mức độ xanh của thủy tinh. Nếu bổ sung hợp chất lưu huỳnh sẽ tạo nên các chai lọ thủy tinh có màu vàng, nâu nhạt, màu hổ phách hoặc thậm chí là màu đen (phụ thuộc vào định lượng sắt hoặc cácbon bổ sung).

Quy trình sản xuất chai lọ thủy tinh từ máy thổi chai thủy tinh 

Các hỗn hợp sau khi đã được tinh toán sẽ được đưa vào thúng chứa và trải qua quá trình làm nóng lên tới 1400 độ C để có được nguyên liệu thủy tinh dạng lỏng. Sau đó nguyên liệu thủy tinh dạng lỏng này được chia theo các tỷ lệ phù hợp để vừa đủ có thể sản xuất ra một mẫu sản phẩm chai lọ thủy tinh đã được tính toán từ trước. Phân tỷ lệ này được đưa vào khuôn tạo hình, thường sản xuất chai lọ sẽ là dạng khuôn thổi. Tại quá trình này đầu thổi sẽ tạo ra lực thổi với áp suất phù hợp để tạo sức ép lên thành khuôn giúp tạo hình theo khuôn chai đã dựng sẵn, sức ép giữa lực thổi và thành khuôn giúp cho chai lọ thủy tinh có độ nhẵn mịn, không bị vân, bọt khí…. Sau khi đã thổi khuôn tạo hình, khuôn sẽ được tác ra và nhả ra sản phẩm chia lọ thủy tinh, những sản phẩm này được chuyển tiếp qua công đoạn làm nóng và mát phù hợp để tạo độ cứng nhưng không làm biến dạng đi hình dáng, thiết kế ban đầu của chai lọ thủy tinhViệc áp dụng công nghệ này đòi hỏi người thợ phải nắm bắt được chuyên môn, và cấu trúc máy móc khi hoạt động, chính vì vậy hiện nay tại Việt Nam có một số ít các đơn vị sản xuất được chai lọ thủy tinh, tuy nhiên việc tìm kiếm đơn vị sản xuất chai lọ nhựa uy tín, chất lượng lại dễ dàng hơn cả, quay lại với quy trình sản xuất chai lọ thủy tinh.

dây chuyền sản xuất chai lọ thủy tinh
Dây chuyền thổi phôi tạo khuôn chia lọ thủy tinh

Chai lọ thủy tinh tiếp tục được đun nóng để tăng cường độ bền. Công đoạn này gọi là tôi luyện, giúp loại bỏ các điểm tụ có thể tạo ra trong quá trình làm nguội thủy tinh. Khi quá trình này đã hoàn thiện, thì thủy tinh sẽ được phủ lớp mạ ngoài, xử lý bằng phương pháp đặc biệt nhằm tăng cường độ bền và sự dẻo dai.

Trên đây là tóm tắt sơ bộ về quá trình sản xuất chai lọ thủy tinh, chắc hẳn đã giúp bạn hiểu được phần nào về việc để có được một sản phẩm thủy tinh sử dụng trong đời sống hiện nay.

Phúc An đơn vị cung cấp máy thổi chai thủy tinh uy tín chất lượng tại Việt Nam

Thủy tinh một loại vật liệu được sử dụng rất thông dụng trong cuộc sống của chúng ta hàng ngày, từ những vật liệu chai lọ chứa đựng thực phẩm hoặc các loại chai lọ đựng bia rượu, nước mắn, dầu ăn trong tiêu dùng, cửa, bàn, ghế,….. Công ty Phúc An chúng tôi một trong những nhà sản xuất và cung cấp các dòng máy thổi chai thủy tinh tại Việt Nam nói riêng và các nước ASEAN nói chung. Để được báo giá chi tiết cũng như tìm hiểu về các thông số kĩ thuật của dòng máy này, bạn hãy liên hệ hotline: 0949 41 41 41 hoặc 0943 41 41 41.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button